Violet
Baigiang
Coccoc-728x90

Tìm kiếm theo tiêu đề

Quảng cáo

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Quảng cáo

Tìm kiếm Bài giảng

Bài 1. Các phương châm hội thoại

Wait
  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0 / 0
  • Loading_status
Tham khảo cùng nội dung: Bài giảng, Giáo án, E-learning, Bài mẫu, Sách giáo khoa, ...
Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn: Được tặng
Người gửi: Nguyễn Duy Hoài Nam
Ngày gửi: 10h:18' 17-10-2022
Dung lượng: 3.4 MB
Số lượt tải: 22
Số lượt thích: 0 người
TIẾT 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.

I. Phương châm về lượng
Xét Ví dụ:
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
ÔNG LÀM SAO THẾ
Một nhà triết học của nước Anh khi lái xe về nông thôn đã bị lạc đường, liền hỏi thăm
người nông dân nhờ chỉ giúp:
- Cảm phiền ông, xin hãy nói cho tôi biết hiện tại tôi đang ở nơi nào đây ạ?
- Ông làm sao thế? – Người nông dân nhìn ông ta nói – Chẳng phải ông đang ở trong
xe của ông đó sao?

HĐ cặp đôi
(1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?
(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân có đáp ứng được mong
muốn của nhà triết học không? Vì sao?
(3) Từ nội dung câu chuyện, em hãy cho biết: Chúng ta cần tuân thủ những
yêu cầu gì trong giao tiếp?

*Nhận xét:
(1) Điều nhà triết học muốn biết ở đây là địa điểm cụ thể của nơi đó (tên
đường, địa danh cụ thể).
(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân không đáp ứng được
mong muốn của nhà triết học. Câu trả lời người nông dân chỉ có nội dung
mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu
của người đối thoại.
(3) Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc
giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Ghi nhớ:
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời
nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,
không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)

BÀI TẬP NHANH
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay
hết bao lâu?
Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó
liền đáp:
- Một phút nhé!
?-Câu
lời của
côbà
nhân
viên
có đáp
câu hỏi của bà già không? Hãy giải thích?
Xintrả
cảm
ơngià
đáp
và ứng
đi ra
=> Câu trả lời của người bán vé, ý nói hãy đợi cho

một phút rồi sẽ trả lời, nhưng nói quá ngắn: "một
phút nhé!". Vì thế bà già cảm thấy mình bị giễu nên
khó chịu đi ra

II. Phương châm về chất
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
– Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt
trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái
đình làng ta
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
-Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Câu hỏi thảo luận:

1/ Chi tiết nào là yếu tố gây cười? Em có nhận xét gì về yếu tố này?
2/ Truyện cười này nhằm phê phán điều gì? Từ câu chuyện trên, em hãy cho
biết: Nếu không vì đùa vui thì mình nên nói những điều như thế nào khi giao
tiếp?
Chi tiết gây cười
Truyện phê phán
+ Quả bí to cả bằng cái nhà - Truyện cười phê
+ Cái nồi đồng to bằng cả cái phán tính khoác lác
đình làng
-> Không đúng, không đáng
tin cậy

Lưu ý khi giao tiếp
Không nên nói những
điều mà mình không tin
là đúng sự thật

Ghi nhớ:
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin
là đúng hay không có bằng chứng xác thực(phương
châm về chất)

? Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa phương châm về lượng và
phương châm về chất trong hội thoại ?
P/c về lượng
 
Không nói thừa, không nói thiếu
không nói câu không có thông
tin.

P/c về chất
 
Không nói những điều mà
không có bằng chứng
xác thực
 
 

Bài 2.a) ( SHD/Tr 9)

Đọc truyện vui dưới đây và cho biết PCHT nào đã không được tuân thủ. Lí
giải tại sao:
(1) Sông Hồng ở đâu?
Trong giờ học môn Địa lí…
- Cô giáo: An, em hãy theo dõi trong sách giáo khoa và cho cô biết sông
Hồng nằm ở đâu?
- Lan: Thưa cô! Ở phần 3 trang 45 của bài ạ!
- Cô giáo : !!!
(2) Nói có đầu có đuôi
Ông nhà giàu nọ có anh giúp việc tính rất bộp chộp,gặp đâu nói đó, chẳng
có đầu có cuối gì. Một lần, ông dặn anh ta :
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì. Họ cười cả ông lẫn mày. Từ nay, nói
cái gì cũng cần nói cho có đầu có cuối nghe chưa?
Anh giúp việc vâng vâng rối rít, hứa sẽ nghe lời.
Một hôm ông nhà giàu mặc quần áo đẹp chuẩn bị đi chơi. Ông ta đang ngồi
hút thuốc thì thấy anh giúp việc chạy vào lễ phép nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ dệt lụa. Ông mua lụa về
may thành áo. Chiếc áo rất đẹp. Hôm nay ông mặc áo đẹp, ngồi hút thuốc.

Bài làm:
(1) Vi phạm phương châm về chất. Câu trả lời của học sinh
không đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
(2) Vi phạm phương châm về lượng, nói dài dòng, vòng vo, thừa
thông tin.

2.b) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những
thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào :
ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa
mép, hứa hươu hứa vượn.

Bài làm:
- Ăn ốc nói mò : những lời nói bịa đặt, không chính xác, không có
căn cứ.
- Ăn không nói có : những lời nói bịa đặt, vu khống nhằm nói xấu,
hãm hại người khác.
- Cãi chày cãi cối : phản đối, cãi lại đến cùng dù mình sai và
không cần biết lí lẽ.
- Khua môi múa mép : nói ba hoa, khoác lác cốt để phô trương.
- Hứa hươu hứa vượn :hứa hão, hứa để được lòng, không thực hiện
lời hứa.
→Tất cả những thành ngữ trên đều liên quan đến phương châm về

Bài 2.c : (SHD/9)
Dựa vào những phương châm hội thoại đã được học để giải thích vì sao
người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết,
tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,…
→Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải
dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi
không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,… nhằm làm cho người nghe biết
tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được
kiểm chứng.

- Hoàn thành bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 
Gửi ý kiến