Violet
Baigiang

Tìm kiếm theo tiêu đề

Quảng cáo

Tin tức thư viện

Khắc phục hiện tượng không xuất hiện menu Bộ công cụ Violet trên PowerPoint và Word

12099162 Kính chào các thầy, cô. Khi cài đặt phần mềm , trên PowerPoint và Word sẽ mặc định xuất hiện menu Bộ công cụ Violet để thầy, cô có thể sử dụng các tính năng đặc biệt của phần mềm ngay trên PowerPoint và Word. Tuy nhiên sau khi cài đặt phần mềm , với nhiều máy tính sẽ...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Quảng cáo

Tìm kiếm Bài giảng

Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Wait
  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0 / 0
  • Loading_status
Tham khảo cùng nội dung: Bài giảng, Giáo án, E-learning, Bài mẫu, Sách giáo khoa, ...
Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Vũ Hùng
Ngày gửi: 16h:11' 18-12-2021
Dung lượng: 3.2 MB
Số lượt tải: 432
Số lượt thích: 0 người
Quan sát hình ảnh sau: Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến cuộc chiến tranh nào?
Hình ảnh này nói đến sự kiện chính trị nào?
Hình ảnh này nói đến sự kiện gì trong những năm 1929-1933?
Chủ Đề
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) (3 tiết)
TIẾT 1
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
TIẾT 2
TÌNH HÌNH NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
TIẾT 3
TÌNH HÌNH NƯỚC ĐỨC VÀ NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
Tiết 1: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống
Véc xai - Oa sinh tơn.
2. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản (tự học).
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức, Mĩ, Nhật 1929-1933 và hậu quả của nó.
4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh (tự học).
Tiết 1: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước tư bản đã làm gì?

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn (Versailles - Washington)

Hội nghị Versailles
Hội nghị Washington
Với hệ thống Vécxai-Oasinhtơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?
Tiết 1: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 -1922), để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
 Một trật tự thế giới mới được thiết lập, gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Trong đó, Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế cũng như áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.


18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Khi nhắc đến Hội nghị Vécxai, các em nhớ đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
Để duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi, các nước tư bản làm gì?
Tiết 1: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn (Versailles - Washington)

- Hội nghi còn quyết định thành lập Hội Quốc liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới, gồm 44 nước thành viên.

Quan sát lược đồ H29 SGK, em hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu
năm 1923 với năm 1914?
14
Áo
Hung-ga-ri
Đế quốc
Áo-Hung
Tiệp Khắc
Nam Tư
Ba Lan
Với Hòa ước Vécxai - Oasinhtơn:
Đức mất 1/8 đất đai, gần ½ dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép, gần 1/7 diện tích trồng trọt và bồi thường chiến phí rất nặng nề
chủ nghĩa phục thù ở Đức mầm móng của Chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhận xét về Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn:
2. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản (HS tự học)
a. Nguyên nhân
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức, Mĩ, Nhật 1929-1933 và hậu quả của nó
Nguyên nhân nào dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt cầu dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (khủng hoảng thừa).

b. Diễn biến
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức, Mĩ, Nhật 1929-1933 và hậu quả của nó
Nêu diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
Tháng 10/ 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản.

Theo dõi SGK trang 61-62-66-70-71-76, quan sát hình 30 và hình 35 đọc thông tin về cuộc khủng hoảng kinh tế ở thế giới, Mĩ, Đức, Nhật và tìm hiểu
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức, Mĩ, Nhật 1929-1933 và hậu quả của nó
C1: Tìm hiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
C2: Tìm hiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Đức.
C3: Tìm hiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ.
C4: Tìm hiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Nhật Bản.
c. Hậu quả:
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức, Mĩ, Nhật 1929-1933 và hậu quả của nó
c. Hậu quả:
* Thế giới:
- Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng đói khổ.
- Chính trị-xã hội: Bất ổn định, nhiều cuộc biểu bình diễn ra khắp các nước.


Một cuộc đi bộ của công nhân Anh từ Gia-râu đến Luân Đôn để đòi việc làm
Từ 1929-1933: khoảng 290.000 xí nghiệp phá sản (Anh, Pháp, Đức, Mĩ). Ở các khu công xưởng là cảnh trầm lắng, yên lặng như chết. Ví dụ: Ở Braxin năm 1933 có 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển


Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47%; hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa, hơn 5 triệu người thất nghiệp,…
Chính trị - xã hội khủng hoảng trầm trọng.
* Nước Đức


Nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng ở Đức: Sản lượng than giảm 100Tr tấn; sản lượng thép giảm gần 8,5Tr tấn, Công nghiệp giảm 47% (trung bình các nước tư bản 38%)….


* Nước Mĩ
- Tháng 10/1929, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Sau đó, lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
- Năm 1932 SLCN còn 53%, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp,….

Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
Ở Mĩ: Có 13 vạn công ty bị phá sản, 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép sụt 76%, ô tô 80%, thu nhập nông nghiệp 1932 chỉ bằng ½ năm 1929. Để giữ giá hàng hóa bọn chủ tư bản đã phá hủy các phương tiện sản xuất và hàng hóa tiêu dùng. Năm 1931 đã phá hủy những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển,…
3
5
4
2
1
6
7
8
9
10
11
12
Triệu người
%
10
8
6
4
2
12
14
16
18
20
22
24
26
28
1,9%
5,2%
24,9%
BIỂU
ĐỒ TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở MĨ 1920-1946
* Nước Nhật
Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%; ngoại thương giảm 80% (so 1929); nông dân bị mất mùa, phá sản; 3 triệu người thất nghiệp,…
Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.




Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với quan hệ quốc tế
Khủng hoảng kinh tế 1929-1933
Chủ nghĩa phát xít
Nguy cơ chiến tranh
CTTG II
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức hội nghị hòa bình ở đâu?
A. New York. B. Ianta.
C. Pốtxđam. D. Vécxai- Oasinhtơn.
Câu 2. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức hội nghị hòa bình để nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác kinh tế.
B. Hợp tác về quân sự.
C. Bàn về cách giải quyết hậu quả của chiến tranh.
D. Kí hòa ước và hiệp ước nhằm phân chia quyền lợi.

3. Luyện tập
Câu 3. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở nước nào?
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. Đức.
Câu 4. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm duy trì trật tự thế giới mới là
A. Liên Hợp Quốc.
B. Hội Quốc Liên.
C. Liên Minh Châu Âu ( EU).
D. ASEAN.
36

Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối thế giới là gì?
A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu.
B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Đảng Cộng sản thành lập ở nhiều nước.
D. Tình hình chính trị và xã hội không ổn định.



Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức hội nghị hòa bình ở đâu?
A. New York. B. Ianta.
C. Pốtxđam. D. Vécxai- Oasinhtơn.
Câu 2. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức hội nghị hòa bình để nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác kinh tế.
B. Hợp tác về quân sự.
C. Bàn về cách giải quyết hậu quả của chiến tranh.
D. Kí hòa ước và hiệp ước nhằm phân chia quyền lợi.

3. Luyện tập
Câu 3. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở nước nào?
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. Đức.
Câu 4. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm duy trì trật tự thế giới mới là
A. Liên Hợp Quốc.
B. Hội Quốc Liên.
C. Liên Minh Châu Âu ( EU).
D. ASEAN.
39

Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối thế giới là gì?
A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu.
B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Đảng Cộng sản thành lập ở nhiều nước.
D. Tình hình chính trị và xã hội không ổn định.



4. Vận dụng, mở rộng: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gián tiếp làm bùng nổ phong trào cách mạng này ở Việt Nam. Vậy đó là phong trào cách mạng nào? Nêu nét chính về phong trào này: lãnh đạo; mục tiêu; hình thức đấu tranh; lực lượng tham gia; phạm vi- địa bàn; Kết quả và ý nghĩa.
No_avatar

Em chào cô ạ. Em hiện tại là một học sinh lớp 11. Để chuẩn bị cho bài học mới, em có tham khảo bài học trên các nền tảng mạng xã hội và vô tình em tìm thấy được bài của cô. Trong bài giảng bài 11, chương trình lịch sử 11, cô có đặt một câu hỏi: "Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gián tiếp làm bùng nổ phong trào cách mạng này ở Việt Nam. Vậy đó là phong trào cách mạng nào? Nêu nét chính về phong trào này: lãnh đạo; mục tiêu; hình thức đấu tranh; lực lượng tham gia; phạm vi- địa bàn; Kết quả và ý nghĩa.". Em đã có tham khảo câu hỏi này trên các trang web học tập nhưng mà vẫn chưa tìm được câu trả lời phù hợp. Em mong cô có thể cho em xin lời giải chi tiết, đầy đủ cho câu hỏi này với ạ.

Em cảm ơn cô. 

Mong sớm nhận được thư hồi đáp từ cô <3.

Avatar

thông tin cụ thể về cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản. 

bài đọc thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

Qatar

 
Gửi ý kiến